Ngược lại, nếu đường huyết không được kiểm soát tốt (không đạt mục tiêu) thì bạn và em bé có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Vậy làm gì để có thể kiểm soát đường huyết tốt? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này cùng Nora Care nhé.
Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng trên cả mẹ và cả thai nhi.
Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ trên thai nhi
Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của thai, sau khi cơ thể thai nhi đã hình thành các cơ quan. Vì vậy, đái tháo đường thai kỳ không gây ra dị tật bẩm sinh trên trẻ nhưng có thể xuất hiện trên trẻ có mẹ bị đái tháo đường trước khi mang thai.
Tuy nhiên, nếu đường huyết của người mẹ không được kiểm soát tốt thì em bé có thể gặp những biến chứng sau:
-
Thai to: làm mẹ cảm thấy khó chịu vào những tháng cuối thai kỳ, nguy cơ sinh mổ cao hơn, hoặc bé có những tổn thương dây thần kinh do chấn thương phần vai trong sinh thường.
-
Nguy cơ sinh non, thai lưu
-
Nguy cơ vàng da sau sinh
-
Trẻ bị hạ đường huyết sau sinh
-
Nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp
-
Bé có nguy cơ thừa cân, béo phì và mắc đái tháo đường tuýp 2 về sau. Tuy nhiên, khi trẻ lớn, việc cho trẻ ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng và tập thể dục có thể giảm nguy cơ này.
Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ trên mẹ
-
Sinh mổ: Vì thai to nên nguy cơ sinh mổ cao hơn. Khi sinh mổ, mẹ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn.
-
Tăng huyết áp (tiền sản giật): phụ nữ mang thai bị đái tháo đường có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn mẹ bầu không bị đái tháo đường. Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi như sinh non, co giật hoặc đột quỵ trong khi chuyển dạ và khi sinh.
-
Nguy cơ hạ đường huyết
Nếu mẹ phải dùng insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết, mẹ có thể bị hạ đường huyết. hạ đường huyết là biến chứng nguy hiểm, đôi khi gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. -
Nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao gấp 10 lần so với những phụ nữ không có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ
Các biện pháp phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường thai kỳ
Kiểm soát đường huyết tốt có thể giúp phòng ngừa các biến chứng trên mẹ và trên thai nhi.
Những biện pháp giúp kiểm soát đường huyết tốt:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Carbonhydrat trong thức ăn làm tăng đường huyết. Chỉ số đường huyết sau ăn tăng nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào thức ăn đó như thế nào và ăn chúng với cái gì. Ví dụ, nước ép làm tăng đường huyết nhanh hơn ăn nguyên trái. Ăn thực phẩm giàu carb với thực phẩm giàu protein, chất béo hoặc chất xơ làm đường hấp thu chậm hơn.
Một bữa ăn cho người đái tháo đường bao gồm
-
Rau không chứa tinh bột
-
Nhóm thực phẩm chứa tinh bột (carbonhydrat)
-
Nhóm thực phẩm chứa đạm
Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.
Chúng ta sẽ phối hợp 3 nhóm thực phẩm này như thế nào và tỉ lệ ra sao?
Để hướng dẫn cách phối hợp 3 nhóm thực phẩm này trong bữa ăn cho người đái tháo đường, Hội đái tháo đường Hoa Kỳ đưa ra phương pháp đĩa thức ăn.
Phương pháp dĩa thức ăn (Plate method)
Đây là phương pháp khá đơn giản và trực quan để giúp người đái tháo đường nhận đủ chất dinh dưỡng cũng như kiểm soát đường huyết tốt.
Dùng một dĩa chứa thức ăn có đường kính 22 cm – là đĩa mà chúng ta thường dĩa ăn cơm ở tiệm (9 inch)
Phương pháp dĩa thức ăn là phương pháp khá đơn giản và trực quan để giúp người đái tháo đường nhận đủ chất dinh dưỡng cũng như kiểm soát đường huyết tốt.
Những thực phẩm giàu protein (đặc biệt có nguồn gốc từ động vật) thường chứa chất béo bão hòa không tốt cho tim mạch. Vì vậy, nên chọn những loại thịt nạc chứa ít chất béo.
Một số thực phẩm giàu protein:
Gà, gà tây và trứng
Các loại cá như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, cá rô phi, hoặc cá kiếm.
Động vật có vỏ như tôm, sò điệp, trai, trai hoặc tôm hùm.
Thịt bò nạc như sườn, hoặc thăn.
Thịt heo nạc như thịt thăn hoặc thăn lưng.
Thịt nạc nguội Phô mai và phô mai tươi.
Nguồn protein từ thực vật: Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành, chứa nhiều protein Các loại hạt và bơ hạt Đậu phụ
Chọn nước uống sau bữa ăn: nước lọc hay nước ít năng lượng
Nước lọc là lựa chọn tốt nhất vì nó không chứa năng lượng hay carbohydrate, do vậy không tác động đến mức đường huyết.
Phối hợp thức ăn như thế nào?
Bữa ăn của chúng ta không phải lúc nào cũng xếp gọn gàng từng phần trên đĩa mà nhiều khi có sự kết hợp với nhau như súp, thịt hầm, bánh mì sandwich, pizza, mì ống…
Bạn vẫn có thể áp dụng phương pháp đĩa khi chuẩn bị và chế biến thức ăn.
Ví dụ, một miếng bánh pizza, lớp vỏ là phần carbonhydrat, phô mai hay thịt là thực phẩm giàu protein, các loại rau, nước sốt cà chua là rau không chứa tinh bột.
Vận động phù hợp
Tập thể dục mức độ trung bình (đi bộ nhanh, bơi, chơi vận động với trẻ nhỏ) giúp giảm đường huyết, tăng nhạy cảm với insulin. Tuy nhiên, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ sản để tìm ra cách vận động phù hợp với tình hình sức khỏe của mình nhé.
Bạn nên tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần: 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.
Dùng thuốc insulin theo chỉ định của bác sĩ
Nếu chế độ ăn và vận động không đủ để kiểm soát tốt đường huyết thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn tiêm insulin. Insulin không qua nhau thai nên bạn không cần lo là thuốc làm ảnh hưởng đến thai nhi nhé.
Sau khi sinh xong, mẹ có cần đi tái khám?
Bạn nên tái khám sau khi sinh khoảng 6 – 12 tuần, sau đó mỗi 1 – 3 năm. Hầu hết những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, khoảng một nửa trong số đó sẽ tiến triển thành đái tháo đường type 2 sau đó. Vì vậy, sau sinh xong, bạn cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động để phòng ngừa hoặc làm chậm quá trình tiến tiển của đái tháo đường type 2. Nếu bệnh không khỏi sau khi sinh thì bệnh sẽ là đái tháo đường type 2.
Với những kiến thức chia sẻ trong bài viết, Nora Care hi vọng giúp bạn hiểu rõ hơn cách kiểm soát đường huyết trong đái tháo đường thai kỳ.