Những thay đổi ở cơ thể mẹ sau sinh - chăm sóc hậu sản
Trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ thay đổi để phù hợp với việc nuôi dưỡng thai nhi trong bụng. Sau khi sinh con và bước vào hậu sản, cơ thể người phụ nữ sẽ dần thay đổi và phục hồi lại như cũ như:Co tử cung, sản dịch, rét run, đau lưng,...
Cách chăm sóc hậu sản
Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính chứa nhiều chất đề kháng có lợi cho trẻ sơ sinh. Do vậy để sữa được nhiều, mẹ cần chú ý cho bé bú sớm và bú nhiều lần trong ngày để kích thích hormone tiết sữa.
Trong trường hợp mẹ cảm thấy ngực nóng ran, căng cứng, thì có thể massage, chườm nóng hoặc dùng máy hút để khơi thông dòng sữa. Sữa hút ra có thể trữ đông và hâm nóng lại để cho bé dùng sau.
Chế độ dinh dưỡng sau sinh cho mẹ bầu-chăm sóc hậu sản
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sau đây sẽ giúp cơ thể mẹ phục hồi nhanh và đủ năng lượng chăm sóc trẻ:
-
Uống đủ 2,5 - 3 lít nước một ngày giúp lợi sữa.
-
Tăng cường ăn rau xanh, bổ sung chất xơ giúp hạn chế táo bón.
-
Bổ sung đủ tinh bột, đạm, chất béo.
-
Không nên ăn các món có quá nồng, cay hoặc chất kích thích như cà phê, chè vì sẽ ảnh hưởng đến tiết sữa.
-
Với phụ nữ sinh mổ cần nhịn ăn trong 6 tiếng đầu sau mổ. Sau đó, mẹ có thể ăn các loại cháo loãng, nước đường và ăn cơm, thịt cá khi đã xì hơi.
Nghỉ ngơi và vận động hợp lý
Đợt chuyển dạ đau đớn đã hao hết sức lực, do vậy việc nghỉ ngơi sau sinh để hồi phục sức khỏe và năng lượng là rất cần thiết cho bất cứ phụ nữ nào. Trong những ngày đầu sau sinh, mẹ có thể bắt đầu cử động tại chỗ để cơ thể khỏe lại nhanh hơn. Khi cảm thấy ổn hơn mẹ có thể rời giường và tập đi lại, nhưng lưu ý không nên thay đổi tư thế quá nhanh vì rất dễ bị té, ngã.
Vệ sinh cơ thể đúng cách giai đoạn hậu sản
Dân gian thường nói rằng người phụ nữ sau sinh không nên tắm, phơi gió và nên nằm than để hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn đúng và còn sai lầm về mặt khoa học.
Trong thời gian ở cữ, phụ nữ không nên đụng nước lạnh vì cơ thể còn yếu, nhưng mẹ có thể dùng nước ấm để lau người và làm sạch cơ thể. Việc không vệ sinh cơ thể rất dễ khiến vi khuẩn tích tụ, tấn công cơ quan sinh dục và sinh sản gây nhiễm trùng.
Ngoài ra, mẹ lưu ý không được nằm than, đặc biệt là trong phòng kín. Nằm than khiến tử cung bị giãn và mất độ đàn hồi, gây chảy máu âm đạo tái phát nhiều lần. Đốt than còn thải ra khí CO rất độc, ảnh hưởng đến hệ hô hấp còn non yếu của trẻ.
Với những mẹ sinh mổ, cần lưu ý không băng kín vết thương hoặc tự dùng thuốc sát trùng nếu không có căn dặn từ bác sĩ. Mẹ nên vệ sinh vết mổ bằng cách dùng khăn ấm lau qua và đến bệnh viện tháo chỉ sau 5-7 ngày.
Rau củ: Các loại rau xanh sẫm như súp lơ xanh, cải bó xôi không chỉ tốt cho phụ nữ mang thai mà còn cực kỳ có lợi cho mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, các loại đậu cũng giàu vitamin C, sắt, canxi dồi dào, đặc biệt tốt cho việc hồi phục và tiết sữa của sản phụ.
Trái cây: Trái cây vừa đẹp da, tốt dáng mà còn đem lại nhiều lợi ích cho việc tạo sữa của mẹ. Mẹ nên ăn ít nhất 150g trái cây mỗi ngày, đặc biệt là các loại cam quýt giàu vitamin C, trái việt quất.
Cơ thể mẹ sau sinh vừa thay đổi để phù hợp với quá trình chăm con, vừa hồi phục lại như bình thường. Do vậy, việc biết cách chăm sóc hậu sản là rất quan trọng để mẹ sẵn sàng đồng hành cùng con trong tương lai. Hy vọng bài viết trên Nora Care đã giúp mẹ có thêm kiến thức để nhanh chóng khỏe mạnh trở lại và tận hưởng hạnh phúc cùng bé yêu.